Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

ĐỂ LÀM ĐƯỢC NHẠC CẦN CÓ NHỮNG THIẾT BỊ GÌ?

26/04/2022 Đăng bởi: Luong Andy

Nếu xét về mặt tối giản nhất, có 3 thứ bạn cần phải có để có thể bắt đầu làm nhạc:

  • Một cái Laptop
  • Một cặp tai nghe
  • Một phần mềm làm nhạc (DAW)

Thành thật mà nói, mới bắt đầu làm nhạc mình cũng chỉ có vậy.
Con Laptop ASUS được gia đình mua cho, tai nghe lấy từ điện thoại.
Phần mềm thì dùng bản dùng thử.

Mình đã hoàn toàn có thể làm ra được những con beat đơn giản từ bộ đồ nghề này.

Về sau, nhu cầu của mình cao hơn, có nhiều hiểu biết hơn, lúc đó mình mới đầu tư nâng cấp trang thiết bị.

Vậy một bộ đồ nghề đầy đủ của Producer bao gồm những thiết bị gì?
Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nha.

ĐỒ NGHỀ CỦA BEDROOM PRODUCER

Đúng vậy, mình muốn nhấn mạnh vào từ “Bedroom Producer” - ý chỉ những người làm nhạc ở trong phòng ngủ của mình.

Trái ngược với những Studio tiền tỷ, nơi làm việc của những sao hạng A như Taylor Swift, Justin Bieber, Adele, hay Drake, Bedroom Studio là nơi lý tưởng hơn cho những Producer “mới khởi nghiệp”.

Không cần cả trăm núm vặn từ bảng Mixer, không cần những thiết bị đắt tiền, Bedroom Studio vẫn có thể làm tốt vai trò của nó. Đấy chính là “LÀM NHẠC” -  làm nhạc hay là đằng khác ấy chứ.

Giống như Billie Eilish và anh trai của cô ấy vậy. Họ “khởi nghiệp” ở trong 1 cái Bedroom Studio chỉ vỏn vẹn 20m2.

Mình và bạn cũng chỉ cần một cái Bedroom Studio là có thể làm nhạc được rồi.

Những thiết bị thường có trong một Bedroom Studio:

  1. Máy tính
  2. DAW
  3. Tai kiểm âm
  4. Audio Interface
  5. Mic
  6. MIDI Controller
  7. Studio Monitors

Từ trên xuống dưới cũng chính là thứ tự đầu tư cho mỗi thiết bị.

Máy tính

Ở máy tính, không quan trọng đó là Laptop hay PC, có 3 thông số bạn cần chú ý:
CPU, Ram và Ổ cứng.
(Nếu làm nhạc, không cần quá trú trọng vào Card màn hình)
Cụ thể về thông số đạt chuẩn của 3 bộ phận trên ra sao, mình đã viết một bài chi tiết rồi. Đọc TẠI ĐÂY.

DAW

Đây là viết tắt của Digital Audio Workstation, tạm dịch là Phần mềm sản xuất nhạc.
3 phần mềm mình thấy nổi nhất ở hiện tại chính là FL Studio, Ableton, Logic Pro X.

Riêng con Logic Pro X chỉ hỗ trợ cho Mac, Window không dùng được.

Với mình, phần mềm nào cũng tốt nhau nhau, bạn dùng cái nào cũng được.
Khi dùng, hãy tận dụng tối đa công năng của phần mềm đó mang lại.

Đừng có tâm lý “Đứng núi này trông núi nọ” - nhảy phần mềm liên tục rồi không đi đâu về đâu cả. Nên nhớ, mục đích cuối cùng của bạn là “Làm ra nhạc”.

Hiện tại với FL Studio, bạn đã có thể mua trực tiếp tại Việt Nam thông qua DZUS.
DZUS chính là đơn vị độc quyền bán FL Studio tại Việt Nam.
Truy cập ngay: www.flstudio.vn

Tai kiểm âm.

Đồ dùng kiểm âm như tai kiểm âm khác với tai nghe thường.
Đây là thiết bị đặc thù, thường được sử dụng trong những Studio nhạc. Vì bản chất của nó là đưa âm thanh ra một cách trung thực nhất.

Ở trong những công đoạn như Mixing, bạn sẽ cần độ chính xác cao của âm thanh để tinh chỉnh. Đây chính là điểm lợi hại của đồ kiểm âm.

Tai kiểm âm được chia ra làm 2 loại, đấy chính là Open-Back và Close-Back.
Tai Open thích hợp với những dòng nhạc có nhiều không gian.
Tai Close thích hợp với những dòng nặng về Bass.

Dưới là 3 chiếc tai nghe được Producer tin dùng nhất:
Open: Beyerdynamic DT 990 Pro.
Close: Beyerdynamic DT 770 Pro hoặc Audio-technica ATH-M50X

Audio Interface


Một cái cục với nhiều lỗ cắm, thường để cắm loa, tai kiểm âm, guitar, và Mic.
Phục vụ cho mục đích thu âm.

Về bản chất cái cục này có tác dụng chuyển đổi tín hiệu Analog sang Digital và ngược lại.

Tín hiệu từ Mic thu giọng hát, đi vào phần mềm, chuyển hóa thành những dãy số 01 10. Đây là từ Analog sang Digital.
Tín hiệu từ phần mềm, đi ra loa thành âm thanh tai có thể nghe được. Đây là Digital sang Analog.

Khi cần thu âm, hoặc khi mua loa kiểm âm, chắc chắn bạn phải mua thêm Audio Interface. Vì có nó thu âm mới trong, không bị trễ và loa mới dùng được.

Mic


Ngoài thu Vocal nhạc ra mình còn dùng Mic để thu nhiều tiếng khác như là Sample hay tiếng Ambiance.

MIDI Controller


Đập vào mắt bạn thì đây chính là cái đàn.
Vậy nó khác cái đàn Piano ở điểm nào?

Thực chất đây là một thiết bị điều khiển.
Khi cắm nó vào máy tính, kết nối nó với phần mềm làm nhạc, bật Plugin lên, nó có thể chơi những âm thanh ở trong Plugin đó.
Dù Plugin đó là âm thanh điện tử hay Piano, Guitar, Violin,... nó đều chơi ra tiếng đó cho bạn.

Cực phù hợp với những bạn đã có kinh nghiệm chơi Piano. Vừa thu trên đàn, vừa sản xuất nhạc, tiện thế còn gì bằng.

Studio Monitors.


Loa kiểm âm. Theo ý kiến của mình, đây là thiết bị bạn nên đầu tư sau cùng.

Bởi lẽ, mua một cặp loa kiểm âm thôi là chưa đủ. Bạn cần có một căn phòng được thiết kế riêng cho cặp loa kiểm âm đó.

Mình đang nói đến việc, đặt vị trí loa, dán tiêu âm, tán âm quanh phòng. Mục đích cuối cùng là để âm thanh ngay sau khi ra loa, đến tai bạn không bị sai khác quá nhiều. 

Một căn phòng được thiết kế thiết kế chuẩn là một điều rất cần thiết khi làm nhạc với loa kiểm âm.

Mong bạn sẽ sớm có được một cái Studio ưng ý nhất.
Nếu muốn DZUS viết thêm về chủ đề nào thì comment xuống bên dưới nha.
 

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Bảo mật thông tin Bảo mật thông tin
Sẵn sàng hoàn tiền Sẵn sàng hoàn tiền
Nhận sản phẩm tức thì Nhận sản phẩm tức thì
0911830222