Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

CÁCH SẮP XẾP MỘT CON BEAT

26/05/2022 Đăng bởi: Luong Andy

Bài viết này không chỉ cung cấp cho bạn những mẹo sắp xếp thông thường. Mà nó còn cho bạn hiểu bản chất “Tại sao mình lại sắp xếp được như vậy?”.

Từ đó, bạn có thể ứng biến nhiều cách sắp xếp khác nhau trong những trường hợp cụ thể của mình.

Mình vào việc luôn nha.

HỌC KHÓA HỌC MIỄN PHÍ VỀ SẢN XUẤT NHẠC TẠI ĐÂY.

Bố cục của một beat Hip Hop thông thường.

Để có một cái nhìn khách quan hơn, hãy lấy một bài nhạc cụ thể ra để phân tích.
Bài nhạc mình chọn ở đây là Circles của Post Malone.

Bài này ở Tempo 120, được sản xuất bởi Louis Bell và Frank Dukes.

Bố cục của bài nhạc như sau:

  • Intro: 16 bar
  • Verse 1: 16 bar
  • Hook: 16 bar
  • Verse 2: 16 bar
  • Hook: 16 bar
  • Bridge: 8 bar
  • Hook: 16 Bar.

Những thuật ngữ khi sắp xếp bài nhạc:

Bar: đơn vị độ dài khi sắp xếp.

Intro: Đoạn mở đầu
Đây là lúc giới thiệu những âm thanh trong bài.
Tạo tâm trạng cho người nghe.

Verse: Lời, trong bài thường sẽ có Lời 1 và Lời 2.

Hook hoặc Chorus: Đoạn điệp khúc.
Đoạn nhạc được lặp lại nhiều lần.
Người nghe cũng thường nhớ đoạn này nhiều nhất.
Đây cũng là đoạn được chọn ra để up Story nhiều nhất.

Bridge: đoạn cầu nối.
Nối giữa Verse thứ 2 và Hook cuối cùng.
Năng lượng của đoạn Bridge thường sẽ nhẹ, khác hẳn với những đoạn khác của bài.
Mình coi đây là bước lấy đà để đi vào đoạn bùng nổ (Hook) cuối cùng.

Outro: Đoạn kết thúc.
Bạn đặt lời “Chào tạm biệt” của bạn ở đây.

Ngoài ra ở trong nhạc điện tử còn có những thuật ngữ khác:

Drop: đoạn “căng thẳng” trong bài, tương tự với Hook.

Build-up: đoạn dồn năng lượng để vào Drop.
Thường sẽ sử dụng Long Fill, Riser, Sweep up, Impact để dồn.

Breakdown: đoạn giải phóng năng lượng sau Drop.

Nhìn chung,
Có bài nhạc sẽ không có Bridge, có bài nhạc Hook 2 sẽ dài hơn Hook 1.
Có bài nhạc ngay đầu vào là có Vocal, chả cần có Intro luôn.

Vậy tại sao người Producer lại có thể làm như thế?
Tại sao bài Circles ở bên trên lại được sắp xếp như vậy mà lại không khác đi?
Chìa khóa ở đây là gì?

Sắp xếp ra sao cho hiệu quả.

Chìa khóa sắp xếp ở đây gói gọn trong 2 từ NĂNG LƯỢNG.
Năng lượng toàn bài nên được phân bổ một cách hợp lý.
Lúc nào căng sẽ cho thật căng, lúc nào chậm sẽ cho nó chậm.

Giống như lúc bạn kể một câu chuyện.
Đúng thật, một bài nhạc nó chả khác gì một câu chuyện cả.

Mở đầu với bối cảnh, giới thiệu nhân vật.
Từ từ xây dựng cốt truyện.
Tiến tới nút thắt của câu chuyện.
Giải quyết nút thắt và có một cái kết đẹp.

Các bạn xem mình phân tích vậy đã thỏa đáng chưa?

Tuy nhiên, nói vậy thì nó bao quát quá.
Cùng đi sâu hơn vào nha.

Năng lượng ở đoạn Hook rất là căng.
Bạn sẽ không phải cố để nhét một đống thứ vào đó để cho nó căng lên.
Bạn chỉ cần làm năng lượng ở 2 phần bên cạnh Drop giảm xuống.
Mình gọi nó là SỰ ĐỐI LẬP.

Sự đối lập được vận dụng rất nhiều trong cuộc sống.
Nó là ở đen và trắng, là ở thiện và ác, là ở tốt và xấu.
Luôn luôn tồn tại hai thái cực này để bạn có thể phân biệt rõ được một trong hai.

Sự đối lập được vận dụng trong âm nhạc bấy lâu nay mà bạn không hề hay biết.
Bass của đoạn Build-up sẽ được cắt khi tiến vào Drop.
Đoạn Breakdown sẽ chỉ dùng rất ít âm thanh được lấy từ Drop, đôi khi chỉ có một cái FX.

Tất cả điều trên chỉ để làm Năng Lượng 2 đoạn này giảm xuống.
Cuối cùng tôn lên được cái Drop.

Tổng kết lại, SẮP XẾP BÀI NHẠC = PHÂN BỔ NĂNG LƯỢNG = CÁCH KỂ CHUYỆN.

NHỮNG MẸO ĐỂ SẮP XẾP BÀI NHẠC.

  1. Copy
    Đây là cách hiệu quả mà mình hay dùng nhất.
    Sẽ chả ai bắt lỗi bạn vì đi copy cái cách sắp xếp cả.

    Mình sẽ phân tích bài nhạc mình muốn Copy.
    Xem là có bao nhiêu bar ở Verse, ở Hook.
    Ở Verse thì có sử dụng những nhạc cụ gì?
    Rồi mình bắt chước làm theo.

    BẠN CÓ THỂ THỰC HÀNH CÁCH NÀY LUÔN SAU KHI ĐỌC XONG BÀI VIẾT.
     
  2. Dùng Automation.
    Những Automation mình hay sử dụng nhất là Filter, EQ, Gain, Reverb,...

    Ví dụ đối với cái Filter Cutoff, mình sẽ đặt nó ở Intro, cut đi phần High của nhạc cụ.
    Cho nó “mở hết cỡ” khi tiến tới Verse hoặc Hook.
     
  3. Thêm hoặc bỏ bớt nhạc cụ.
    Ở Intro thường sẽ không có trống, không có nhiều Bass.
    Ở Verse nhạc cụ hoặc trống sẽ ít hơn ở Hook.
     
  4. Dùng FX
    Đây là những Sample giúp bạn chuyển đoạn mượt mà hơn.
    Bạn có thể tìm được chúng trong những bộ Sample hoặc tự thiết kế nó ra trong Synth.
    Chúng sẽ thường xuất hiện dưới những tên như: Riser, Transition, Impact, Sweep, Uplifter/Downlifter,...
     
  5. Một Beat cuối cùng.

    Mình đang nói đến cái beat cuối trước khi vào Hook hoặc vào Drop.
    Sẽ có nhiều điều thú vị ở cái đoạn nhỏ này.

    Có 2 cách mình dùng nhiều nhất.
    Đó là sử dụng một cái Short Fill hoặc cắt cụt một vài âm thanh trong khoảng đó đi.
    Mục đích cũng chỉ để làm cái Hook/Drop căng hơn.

Những mẹo bên trên sẽ chỉ là vô nghĩa nếu bạn không bắt tay vào thực hành.
Vậy nên, thực hành luôn đi nha.
 

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Bảo mật thông tin Bảo mật thông tin
Sẵn sàng hoàn tiền Sẵn sàng hoàn tiền
Nhận sản phẩm tức thì Nhận sản phẩm tức thì
0911830222