-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

MIXING CẦN DÙNG NHỮNG PLUGIN GÌ?
27/05/2022 Đăng bởi: Luong Andy
Để nói về Plugin trong sản xuất nhạc thì nó vô vàn lắm.
Việc nắm được cách sử dụng của chúng rất là quan trọng.
Mình đâu có thể vặn bừa rồi mong muốn âm thanh nó chất lượng được!
Tuy nhiên, mình có phải học cách sử dụng cho từng cái một không?
Theo mình thì KHÔNG.
Ở bài viết này, mình sẽ chỉ cho bạn 7 loại Plugin mà bạn phải học.
Khi nắm chắc được 7 loại Plugin này rồi, những cái còn lại bạn có thể dễ dàng suy ra.
Cùng vào việc luôn nhé!
7 LOẠI PLUGIN CẦN NẮM CHẮC TRONG QUÁ TRÌNH MIXING.
EQ, Compressor, Reverb, Delay, Limiter, Saturation, Stereo Enhancer.
Với từng Plugin, mình sẽ chỉ cho bạn công năng cơ bản nhất của chúng.
Nguyên lý hoạt động và mục đích sử dụng.
Với những thông tin sâu hơn, mình sẽ mổ xẻ vào những bài Blog tiếp theo nha.
- EQ
Dùng với mục đích cắt “tần số”.
Tai người có thể nghe được những âm thanh trong khoảng từ 20Hz đến 20kHz.
Plugin EQ sẽ giúp bạn tăng, giảm hoặc cắt đi tần số ở trong những dải này.
Đây là Plugin phổ biến nhất trong Mixing.
Hầu như mỗi âm thanh trong bài nhạc đều cần EQ.
Ví dụ phổ biến nhất khi dùng EQ là lúc bạn muốn cắt đi phần tần số ở phía Low End.
Nhường không gian cho Sub và Bass.
- Compressor
Dùng với mục đích cân bằng dải Dynamics của âm thanh.
Dải Dynamics chính là khoảng cách từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất trong đường sóng hình dạng âm thanh.
Để âm thanh nghe được rõ ràng nhất, bạn sẽ muốn thu gọn cái dải này lại.
Compressor sẽ giúp bạn làm việc đó.
Lấy ví dụ với Vocal.
Khi thu âm, Vocal sẽ có hiện tượng chỗ nghe to, chỗ nghe nhỏ.
Compressor sẽ giúp cân bằng lại, chỗ nhỏ thì cho to lên còn chỗ to thì cho nhỏ xuống.
- Reverb
Tạo độ vang cho âm thanh.
Tai người cực kỳ thích Reverb, do đó Plugin này được sử dụng rất nhiều trong làm nhạc.
Hầu hết mọi âm thanh đều được thêm Reverb (trừ những âm thanh ở dải tần phía dưới)
Đến cả cái Loa hát Karaoke còn có núm vặn để tăng thêm Reverb nữa mà.
- Delay
Sẽ rất khó nếu chỉ đọc thôi mà hiểu được tác dụng Plugin này.
Bạn cần nghe để hiểu về nó. Cùng xem video này nha.
Delay và Reverb là bộ đôi không thể thiếu trong quá trình Mixing.
- Limiter
Muốn âm thanh không bị bể Gain thì dùng Limiter.
Limiter thực chất là một cái Compressor với chỉ số Attack bằng 0 và Ratio ở trừ vô cùng.
Có nghĩa là nó sẽ cắt cụt bất kỳ âm thanh nào đi qua cái ngưỡng mình đặt từ trước.
Ví dụ ở cuối kênh Master, mình đặt nó ở ngưỡng -0.1 dB, thì những âm thanh vượt quá -0.1 dB đều bị cắt đi. Từ đó, bài nhạc sẽ không bao giờ bị bể Gain.
- Saturation
Cùng với Distortion hay Exciter, Saturation có tác dụng tăng cường cho âm thanh về mặt chất lượng.
Làm âm thanh ấm hơn, dày hơn, đầy đặn hơn,...
Khi bạn thấy tiếng Lead trong bài mỏng quá, nó bị chìm ở trong bản Mix, bạn sẽ muốn thêm một cái Saturation vào, điều kỳ diệu sẽ xảy ra ngay sau đó.
Plugin này thường được sử dụng ngay đầu trong một chuỗi Mixing cơ bản.
- Stereo Enhancer
Giúp “tăng không gian” cho âm thanh.
Ngược lại với Mono (ở trung tâm), Stereo sẽ giúp âm thanh mở rộng ra hai bên.
Làm âm thanh trở nên thoáng và tổng thể không gian của bài nhạc được mở rộng hơn.
Đặc biệt thích hợp dùng cho những âm thanh ở dải Mid và High.
Theo mình đánh giá, đây là 7 loại Plugin căn bản nhất mà mỗi Producer cần phải nắm chắc.
Nếu biết cách ứng dụng linh hoạt mỗi Plugin này, bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều khi Mixing.
Bạn muốn DZUS đi sâu hơn vào Plugin nào thì hãy Comment xuống bên dưới nha.
Xem thêm:
- FL Studio đã được phân phối chính hãng tại Việt Nam bởi DZUS School
- Chạy Plugin Bằng Card Màn Hình - GPU Audio ?
- ADSR Sample Manager - Quản Lí Tất Cả Sample Trong Một Nốt Nhạc ?
- TRANSPIRE - Plugin Giúp Thêm Dynamics cho Bài Nhạc !
- VITAL - KẺ ĐẢ BẠI SERUM
- MONSTER PIANO - VST Piano từ MonsterDAW
- PANFLOW - Nghệ Thuật Panning cùng Audiomodern
- Thư Viện Hòa Tấu MIỄN PHÍ với SPITFIRE AUDIO BBC SYMPHONY ORCHESTRA
- 30 FREE EFFECT - KILOHEARTS ESSENTIALS
- Free Flux Mini 2 từ CAELUM - Plugin Thay Thế Hoàn Toàn cho Kickstart
- TẤT TẦN TẬT VỀ ADSR
- CÁCH VIẾT MAIL GỬI CHO LABEL
- CÓ NÊN DÙNG LOOP KHI LÀM NHẠC KHÔNG?
- 11 WEBSITE PHỤC VỤ CHO VIỆC SẢN XUẤT NHẠC
- CÁCH VIẾT HỢP ÂM CHO VOCAL
- TẤT TẦN TẬT VỀ COMPRESSOR
- 3 CÁCH GIÚP GIẢM CHÓI KHI MIXING
- 2 YẾU TỐ GIÚP DROP CỦA BẠN CHÁY NHẤT
- 5 GIAO DIỆN CẦN NHỚ TRONG FL STUDIO
- TẤT TẦN TẬT VỀ SATURATION
- LAYER RA SAO CHO HIỆU QUẢ?
- CÁCH SẮP XẾP MỘT CON BEAT
- COSMOS: PHẦN MỀM QUẢN LÝ SAMPLE CỦA WAVES
- MELODICS: PHẦN MỀM HỌC CHƠI NHẠC CỤ THỂ HỆ MỚI
- BÍ ẨN ĐẰNG SAU MỘT CÁI MELODY HAY
- TẠI SAO XUẤT NHẠC RA LẠI BÉ HƠN TRONG PHẦN MỀM?
- LÀM BEAT CƠ BẢN: Audio Interface là gì?
- LÀM BEAT CƠ BẢN: CÁCH LÀM INTRO CHO MỘT BÀI NHẠC
- LÀM BEAT CƠ BẢN: NHỮNG YẾU TỐ CỦA MỘT CHIẾC BEAT
- TỔNG HỢP PHÍM TẮT TRONG FL STUDIO
- ĐỂ LÀM ĐƯỢC NHẠC CẦN CÓ NHỮNG THIẾT BỊ GÌ?
- THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG MIXING NHẠC
- KHÔNG NÊN QUÁ LẠM DỤNG COMPRESSOR
- CHỌN MÁY TÍNH ĐỂ LÀM NHẠC?
- 5 LOẠI REVERB PHỔ BIẾN NHẤT
- CÁCH TÌM KEY VÀ TEMPO CỦA MỘT BÀI NHẠC
- MỌI ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ SIDECHAIN
- 5 PLUGIN GIÚP BẠN TẠO RA HIỆU ỨNG LOFI
- MIXING VOCAL - Thông qua 6 bước đơn giản
- (Black Friday) Sample Pack thơm giảm giá cho Producers