Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

TẤT TẦN TẬT VỀ ADSR

22/06/2022 Đăng bởi: Luong Andy

ADSR là viết tắt của Attack - Decay - Sustain - Release.
Bạn đừng cố dịch nó sang Tiếng Việt nhé. Vì dịch sang cũng chả hiểu được đâu.

Bạn sẽ bắt gặp 4 thông số này cực kỳ nhiều, đặc biệt là ở trong những cái Synth như Serum, Vital, Spire,...
Chúng có vai trò cực lớn trong “tạo hình” của âm thanh.

Hãy đọc hết bài viết này, bạn sẽ biết cụ thể nó là gì và ứng dụng nó ra sao?

Nhận ngay khóa học làm nhạc miễn phí TẠI ĐÂY.

ADSR BIẾN ĐỔI ÂM THANH NHƯ THẾ NÀO?

Nếu để so sánh giữa 2 tiếng Pad và tiếng Pluck, thì thứ khác nhau đầu tiên giữa chúng là ADSR.

  • Tiếng Pluck nhanh, nẩy và dứt khoát.
  • Tiếng Pad có âm lượng lên từ từ và xuống cũng từ từ.

Tiếng đàn Guitar và Violin cũng có thể so sánh như trên.
Chúng khác nhau là do thông số Attack và Release khác nhau.

Giờ cùng đi sâu hơn vào 4 thông số này nha.

ADSR LÀ GÌ?

Âm thanh luôn được chia ra làm 3 khoảng để điều chỉnh:

  • Attack điều chỉnh khoảng đầu.
  • Decay / Sustain điều chỉnh khoảng giữa.
  • Release điều chỉnh khoảng cuối.
  1. Attack (ms): Mất bao lâu để âm thanh đi từ 0dB đến cực đại.
     
  2. Sustain (dB): Mức âm lượng duy trì của âm thanh khi bạn giữ phím đàn.
     
  3. Decay (ms): Mất bao lâu để âm thanh đi từ điểm cực đại đến mức âm lượng đã đặt cho Sustain.
     
  4. Release (ms): Khi thả tay khỏi phím đàn, mất bao lâu để âm thanh đi từ mức Sustain về 0dB.

Nếu ứng dụng cách giải thích trên cho tiếng Pluck và Pad, thì có thể hiểu như sau:

  • Pluck có Attack nhanh, và Release nhanh.
  • Pad có Attack chậm và Release chậm.

ỨNG DỤNG CỦA ADSR.

Tất nhiên, khi đã hiểu về ADSR, bạn phần nào có thể thiết kế ra những âm thanh mà bạn muốn.

Ngoài điều chỉnh về mặt âm lượng ra, bạn có thể dùng ADSR điều chỉnh bất kỳ thông số nào trong bảng Synth. Ví dụ như là Pitch, Cut Off, Warp,.... nhiều lắm.

Với mình, đây là mới công năng đáng tiền của ADSR.

Ứng dụng nhiều nhất của việc này là cái Cut Off. Dùng Envelope (Tức ADSR) để điều chỉnh núm Cut Off. Được thấy dùng nhiều nhất là với tiếng Bass.

THỰC HÀNH ĐỂ LÀM CHỦ ADSR.

Ngay lúc này thôi, bạn hãy mở bất kỳ cái Synth nào bạn có trong phần mềm FL Studio lên.

Bật một vài Preset của tiếng Lead, Pluck, Pad rồi so sánh sự khác nhau giữa chúng.
Cuối cùng hãy tự copy rồi tạo lại âm thanh này từ đầu.
Lặp lại quá trình trên nhiều lần, mình tin rằng cuối cùng bạn sẽ hiểu được cái ADSR này thôi.

Nếu thấy bài viết này bổ ích, bạn hãy chia sẻ cho nhiều người biết tới nha.
Comment xuống dưới chủ đề tiếp theo mà bạn muốn DZUS viết. 
 

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Bảo mật thông tin Bảo mật thông tin
Sẵn sàng hoàn tiền Sẵn sàng hoàn tiền
Nhận sản phẩm tức thì Nhận sản phẩm tức thì
0911830222